Tự tìm hiểu vấn đề trước khi gọi hỗ trợ kỹ thuật – Web Hosting

Tự tìm hiểu vấn đề trước khi gọi hỗ trợ kỹ thuật – Web Hosting

Website không truy cập được? Mình xin liệt kê các bước bạn có thể tự kiểm tra vấn đề trước khi gọi hỗ trợ kỹ thuật – Web Hosting

Trước hết, giả định tên miền website của bạn là web.faq.edu.vn:

Hệ thống phân giải tên miền (DNS)

Mỗi tên miền đều có một cụm nhiều Server làm nhiệm vụ phân giải tên miền, tức là các Server này sẽ cho biết tên miền của bạn đang trỏ về IP máy chủ chứa Website nào.

Mở Command Line và bắt đầu với lệnh PING:


Kết quả trên cho thấy tên miền web.faq.edu.vn đang trỏ về máy chủ có IP: 101.102.103.104, IP này có đúng với IP bạn được cấp khi đăng ký dịch vụ không? Hãy tìm lại Email thông báo mà nhà cung cấp đã gửi cho bạn. Lưu ý rằng trong thời gian sử dụng, Nhà cung cấp có thể chuyển Web Hosting của bạn sang máy chủ mới có IP khác do nâng cấp, bạn nên ghi lại những thông tin về Web Hosting của mình rõ ràng.

Đôi khi bạn chỉ thấy kết quả PING như dưới đây:

Nếu bạn nhìn thấy IP (101.102.103.104) tức là phân giải tên miền có hoạt động, một vài thông báo lỗi khác như Request timed out, PING: transmit failed. General failure. là lỗi đường truyền, hãy khoan quan tâm việc này.

Nếu bạn không thấy IP xuất hiện, bạn sẽ thấy thông báo lỗi Ping request could not find host web.faq.edu.vn. Please check the name and try again.tức là phân giải tên miền thất bại.

Kiểm tra việc phân giải tên miền trên máy bạn

Nếu bạn có thể PING ra số IP của các tên miền như google.com, vnexpress.net, tức là việc phân giải tên miền trên máy tính của bạn hoạt động tốt. Nếu không được, bạn hãy xem lại:

  • Máy tính của bạn được cấu hình dùng DNS ‘ngoại lai’ như 8.8.8.8 và 4.4.4.4 của Google, 208.67.222.222 của OpenDNS… Bạn có thể dùng DNS của Google nếu nhà cung cấp đường truyền Internet (ADSL/FTTH) không cấm, nhưng không nên dùng OpenDNS và các IP DNS mà bạn không biết rõ.
  • Bạn không truy cập được website nào

Rất tiếc mình không thể kể hết các bệnh trên máy tính, hãy nhờ một nhân viên IT trợ giúp bạn việc này.

Phân giải không đúng IP của máy chủ đặt website

Nếu bạn chắc IP này là sai, bạn có thể bị vướng vào các vấn đề sau:

  • DNS của nhà cung cấp dịch vụ ADSL/FTTH không hoạt động, hoặc Modem ADSL của bạn bị trục trặc
  • Tên miền của bạn vừa được cập nhật DNS trỏ về IP khác, thông thường sẽ mất khoảng 120 phút để việc cập nhật có tác dụng hoàn toàn
  • Tên miền của bạn vừa thay đổi Name Server (NS), thông thường sẽ mất khoảng 48 giờ để việc cập nhật có tác dụng hoàn toàn
  • Tên miền của bạn bị hết hạn và bị đổi Name Server
  • Máy tính của bạn nằm trong mạng nội bộ và sử dụng máy chủ DNS nội bộ, nhân viên IT sử dụng ngay tên miền website để làm tên miền cho máy chủ nội bộ này và kết quả phân giải bị sai.

Một cách để kiểm tra chéo là dùng website MxToolbox để tra cứu xem có đúng không. Truy cập website này, nhập tên miền của bạn để tra cứu, so sánh IP xuất hiện trên MxToolbox với kết quả PING xem có đúng không.

Kiểm tra tên miền

Chưa gia hạn tên miền là một trong những lý do phổ biến mà chúng tôi thấy khách hàng hay mắc phải. Bạn có thể tự kiểm tra như sau:

  • Truy cập website của nhà cung cấp tên miền
  • Nhập vào tên miền của bạn và nhấn nút Tìm
  • Chờ một chút, đối với tên miền đã đăng ký bạn sẽ thấy nó đánh dấu “x” màu đỏ, nhấn vào biểu tượng này.
  • Kiểm tra ngày hết hạn (Expired Date) xem có bị hết hạn chưa.

Tên miền hết hạn

  • Đối với tên miền quốc tế: ngay ngày hết hạn hoặc sau 24 giờ kể từ lúc hết hạn bạn sẽ không truy cập được website.
  • Đối với tên miền Việt Nam (.VN): sau 3 ngày kể từ ngày hết hạn bạn sẽ không truy cập được website

Lý do không truy cập được website là do tên miền đã bị đổi Name Server, sau khi bạn gia hạn, bạn sẽ phải chờ 48 giờ để Name Server đổi lại như cũ, không ai có thể rút ngắn thời gian này, vì vậy bạn nên tránh để tên miền quá hạn rồi mới đi gia hạn.

Tên miền Việt Nam (.VN) chưa nộp bản khai

Theo quy định về tên miền .VN, mọi tên miền đều phải nộp bản khai của chủ thể đăng ký trong thời gian 30 ngày kể từ ngày đăng ký. Sau 30 ngày nếu giữa bạn và Mắt Bão không hoàn tất thủ tục này, tên miền sẽ bị đổi Name Server, vì vậy bạn sẽ thấy tên miền còn thời hạn nhưng Name Server đã bị đổi và không truy cập được website. Xem thêm: Quy định về tên miền Việt Nam (.VN)

Hãy gọi nhà cung cấp để kiểm tra lại vấn đề này. Nếu bạn đăng ký tên miền thông qua đại lý, hãy chắc rằng đại lý đã hoàn tất thủ tục này giúp bạn.

Đường truyền

  • Nếu máy chủ có trả lời tín hiệu PING, tức là nó đang hoạt động (cái này không chắc, vì một số máy chủ không trả lời nhưng nó vẫn hoạt động tốt, chúng ta sẽ đề cập việc này sau)
  • time=2ms là rất tốt, tức là quãng đường dữ liệu đi từ máy bạn đến máy chủ và quay về rất nhanh, 10-20ms là tốt, trên 150ms có thể là xấu hoặc do máy chủ đặt ở nước ngoài.
  • Nếu bạn chắc máy chủ của mình đang ở Việt Nam, nhưng PING time=20ms hoặc cao hơn, có thể có các lý do sau:
    • Đường truyền từ PC của bạn đến máy chủ bị chậm
    • Máy chủ đang quá tải, bị tấn công dạng DDOS hoặc lỗi đường truyền từ phía máy chủ
  • Để biết lỗi đường truyền ở đầu nào, bạn thử PING một website tin cậy nào đó, ví dụ ping vnexpress.net nếu số time nhỏ hơn nhiều, bạn có thể quy lỗi do phía đường truyền của máy chủ. Nếu PING time vẫn cao, có nghĩa là bạn phải kiểm tra lại Modem, đường truyền ADSL ở nơi bạn sử dụng.

Ví dụ kết quả của một trường hợp PING không tốt:

Cho dù là lỗi thế nào, cách hay nhất và hiệu quả nhất là nhờ một người bạn ở nơi khác thử truy cập. Kết quả thế nào thì bạn sẽ biết cách phản ứng.

Xác định lỗi đường truyền

Bạn có thể giúp nhân viên kỹ thuật của nhà cung cấp tìm hiểu vấn đề đường truyền nhanh hơn, khi gửi yêu cầu kỹ thuật, bạn hãy đính kèm thông tin dẫn đường và IP WAN nơi bạn truy cập.

Để biết thông tin IP WAN, bạn truy cập Google, gõ từ khóa tìm kiếm là “my ip”, Google sẽ trả lời cho bạn luôn. Nếu không được, bạn truy cập website http://www.whatismyip.com/ sẽ thấy IP WAN của mình xuất hiện ngay trên trang chủ.

Để lấy thông tin dẫn đường mà từ kỹ thuật nhà cung cấp gọi là tracert, bạn mở Command Line và gõ lệnh:

Bạn chờ lệnh này chạy xong, copy màn hình này và gởi cùng IP WAN đến cho kỹ thuật của nhà cung cấp để kiểm tra.

Máy chủ & Website

Rất khó để chuẩn đoán một máy chủ một khi nó không nằm trong quyền kiểm soát của bạn. Tuy nhiên, vài phương pháp đơn giản để bạn tìm hiểu lỗi gì đang xảy ra.

Kiểm tra máy chủ ‘còn sống’ không

  • Truy cập Network Tools của MxToolbox, tìm đến chức năng http và nhập vào tên miền của website, ví dụ web.faq.edu.vn. Nếu bạn thấy MxToolbox đánh dấu thành công các mục HTTP Connect, HTTP Filter... tức là máy chủ chắc chắn đang hoạt động theo đúng nghĩa đen.
  • Truy cập máy chủ bằng IP của website, ví dụ bạn gõ vào trình duyệt ở thanh địa chỉ: 101.102.103.104, nếu thấy xuất hiện một trang web nội dung nào đó mà không phải báo lỗi, tức là máy chủ hoạt động.

Kiểm tra Website

Khi không truy cập được website, thật sự không có gì nhiều để bạn kiểm tra ngoại trừ bạn có thể phân biệt được lỗi do Code của Website hay do máy chủ. Thông thường thì nhà cung cấp không có nghĩa vụ đi tìm lỗi Website cho bạn, đây là vấn đề khó nếu bạn chỉ là người dùng thông thường. Vì vậy, bạn cần giữ liên lạc với đơn vị đã thiết kế website để họ có thể phối hợp vớinhà cung cấp trong những trường hợp này.

Lời kết

Như vậy bạn đã biết cách kiểm tra Website có chạy được hay không trước khi goi cho nhà cung cấp rồi chứ. Nếu bạn có ý kiến đóng góp gì về bài viết xin để lại phản hồi phía dưới mình sẽ giải đáp giúp bài viết hoàn thiện hơn nữa. Chúc bạn ngày làm việc hiệu quả.


Những bài viết liên quan


WEB FAQ  >  Domain FAQ  >  Hỏi đáp tên miền


web faq   |   hỏi đáp web   |    hoi dap web   |   website faq   |   hỏi đáp website   |   hoi dap website   |   hướng dẫn sử dụng web   |   huong dan su dung web   |   huong dan web   |   hoi dap ten mien

Chia sẻ bài viết

Bình luận